Ý nghĩa và trình tự trong thủ tục rước dâu của người Việt

Rước dâu là một thủ tục cần có và được xem chứa đựng sự thiêng liêng trong hôn nhân của bất kỳ người Việt nào.
Ý nghĩa và trình tự trong thủ tục rước dâu của người Việt

Hôn nhân luôn mang một ý nghĩa đặc biệt và to lớn đối với mỗi người, đặc biệt là những cô gái. Chính vì thế những thủ tục cũng như những lễ vật cần thiết cho một buổi rước dâu luôn đóng một vai trò quan trọng và được lưu truyền qua nhiều thế hệ. 

Tại bài viết này, cùng Blu tìm hiểu về những nghi thức đặc biệt đến từ phong tục cưới truyền thống này của người Việt Nam nhé!

1. Lễ rước dâu là gì?

Lễ rước dâu (còn được gọi là lễ ăn hỏi) là một lễ nghi phức tạp nhất, là bước cuối cùng để đi đến một cái đám cưới hoàn chỉnh. Đây còn là nghi lễ thể hiện sự quan tâm và kính trọng công ơn của nhà gái đã nuôi dưỡng con, cháu gái họ trưởng thành. Hơn thế, mâm lễ vật thể hiện sự chu đáo cũng như sự quan tâm của họ nhà trai dành cho cô dâu tương lai.

2. Lễ vật rước dâu cần chuẩn bị

Theo phong tục của đám cưới ngày xưa, tráp lễ cho ngày rước dâu đòi hỏi sự long trọng và đầy đủ vật chất. Tuy nhiên, mỗi vùng miền sẽ có những cách sắp xếp và bố trí lễ vật khác nhau.

Trình tự rước dâu của người Việt

Miền Bắc

Số tráp trong phong tục của miền Bắc phải là các số lẻ như 3,5,7,9,…Tùy vào điều kiện của các gia đình mà số tráp và sinh lê có sự khác nhau, nhưng về cơ bản:

  • Lễ 3 tráp bao gồm: mâm trầu cau, mâm chè, mâm hạt sen.
  • Lễ 5 tráp bao gồm: mâm trầu cau, mâm chè, mâm hạt sen, mâm rượu và thuốc lá, mâm bánh cốm.
  • Lễ 7 tráp bao gồm: mâm trầu cau, mâm chè, mâm bánh cốm, mâm rượu và thuốc lá, mâm hạt sen, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh.
  • Lễ 9 tráp bao gồm: mâm trầu cau, mâm chè, mâm bánh cốm, mâm hạt sen, mâm rượu thuốc lá, mâm bánh phu thê, mâm bánh đậu xanh, tráp hoa quả kết rồng phượng, mâm lợn sữa quay.
  • Lễ 11 tráp bao gồm: 9 tráp trên và có thể thêm tháp bia lon, mâm bánh nướng bánh dẻo, hoặc mâm xôi gấc. Tuy nhiên, hiện nay có rất ít gia đình lựa chọn lễ ăn hỏi 11 tráp.

Miền Nam

  • Trầu cau: tượng trưng cho tình yêu đôi lứa, tình nghĩa thủy chung son sắt của hai vợ chồng và là lời hẹn thề trong đám cưới.
  • Trà rượu: tấm lòng thành kính của con cháu dâng lên ông bà tổ tiên, thể hiện sự cầu mong ông bà chứng giám cho tình yêu đôi lứa của đôi uyên ương và mong ông bà có thể chúc phúc cho con cháu.
  • Bánh phu thê: nguyện ước tình nghĩa vợ chồng sẽ luôn thuận hòa êm ấm và ngọt ngào như những chiếc bánh phu thê.
  • Xôi gấc đỏ hình trái tim: Đây được xem là món ăn truyền thống của người miền Nam, được tin rằng là lễ vật mang đến sự may mắn và ca ngợi tình yêu thủy chung của cô dâu chú rể.
  • Trái cây
  • Heo quay/gà luộc: tượng trưng cho cay đắng ngọt bùi trong cuộc sống hôn nhân.

Miền Trung

  • Mâm quả trầu cau: với 105 quả cau tượng trưng cho câu nói trăm năm hạnh phúc, thể hiện tình cảm keo sơn gắn kết vợ chồng.
  • Mâm quả trà và đôi rượu: Không những có trà và rượu, trong mâm quả này còn có phong bì tiền và vàng; mẹ chồng còn trao cho con dâu một phong bì tiền mừng dâu; còn phong bì tiền dọn trong quả trà rượu sẽ đưa cho ba mẹ cô. Số tiền này ngay sau đó thường được bố mẹ cô dâu cho lại đôi vợ chồng. Ngay khi nhà trai ra về, khay quả trống không được lật ngửa nắp ngụ ý cho thấy lễ vật đã được nhà gái tiếp nhận.
  • Bánh kem đính hôn
  • Nem chả: số lượng chẵn cặp
  • Mâm ngũ quả: kết rồng phượng cầu kỳ.

3. Trình tự rước dâu truyền thống của người Việt

Lễ rước dâu có nhiều thủ tục phức tạp, đòi hỏi những ai đang muốn tiến tới hôn nhân phải tìm hiểu kỹ. Dưới đây, chúng tôi đã tổng hợp 10 bước thực hiện lễ rước dâu trong hôn lễ truyền thống cho mọi người cùng tham khảo.

1. Chuẩn bị cho lễ rước dâu

Bước đầu của lễ rước dâu đó chính là xem ngày tốt xấu và chọn ra một ngày tốt để nhà trai đi đến nhà gái và tiến hành nghi lễ dạm hỏi. Có một số lưu ý trong khâu chuẩn bị trước khi đi đến nhà gái làm lễ rước dâu: 

Phía nhà trai: Sính lễ, mâm quả phải được kiểm tra cẩn thận, chu đáo bởi cha mẹ hoặc các trưởng tộc trong gia đình nhà trai để đảm bảo có được một nghi lễ hoàn hảo nhất. Các mâm quả phải được đậy nắp và phủ khăn vải đỏ. Chú rể lúc này là người thắp nhang khấn ông bà tổ tiên nhằm xin phép rước cô dâu về nhà. Tiếp đến, mâm quả được cha mẹ hoặc các bậc trưởng tộc trao cho các nam thanh niên, hoa cầm tay thì được trao cho chú rể. 

Phía nhà gái: Đoàn nhà trai khi đến trước cổng nhà gái phải xếp theo thứ tự ngay ngắn, đúng hàng thẳng lối trước khi tiến vào nhà gái. Người đại diện phía nhà trai cùng người bưng khay trầu rượu phải được ông đại diện nhà gái cho phép mới có thể nhập gia. Khi được sự đồng ý thì hai bên đại diện sẽ uống rượu và sau đó bắt tay nhau. Tiếp đến, đoàn nhà trai sẽ đi theo hàng đến trước cổng của nhà gái, đợi nghi thức trao mâm quả được cử hành. Sau cùng, đoàn nhà trai bước qua khỏi cổng và các cô gái sẽ đỡ quả, cùng nối gót theo sau đoàn nhà trai. 

2. Trao lễ vật trong lễ rước dâu

Lễ cưới khi xưa thường theo lệ rằng: họ nhà gái phải thắp hương trước thì họ nhà trai mới được phép vào. Nhưng hầu như trong các lễ rước dâu ngày nay thì phong tục này bị bác bỏ. Đội bê tráp của nhà gái sẽ xếp thành một hàng, đợi đội bưng quả của nhà trai tiến vào trao quả. Người quan trọng nhất chính là người phù rể – là người đi đầu đội bưng quả (sau chủ hôn và chú rể), anh ta sẽ bưng khay rượu và nữ trang tiến vào trong. Những người bưng quả bắt buộc phải độc thân, thường là anh chị em hay bạn bè của cô dâu và chú rể. Nếu không nhờ được anh em bạn bè thì có thể thuê một đội bưng quả theo dịch vụ sẵn có. 

Trình tự rước dâu của người Việt

3. Nhà gái nhận quà và mang lên bàn thờ gia tiên

Trong lễ rước dâu, đội bưng quả bên đàn gái có nhiệm vụ mang quả đặt ở bàn thờ gia tiên (theo phong thủy). Quả trầu cau là quả được đặt ở ngay chính giữa để đánh dấu, bởi khi mở quả sẽ mở quả trầu cau đầu tiên.

4. Trong lễ rước dâu nhà trai sẽ trình lễ

Mở đầu buổi lễ xin phép sẽ là người chủ hôn của nhà trai, họ phải mở nắp tráp hay lật khăn phủ và giới thiệu những lễ vật mà họ mang đến. 

5. Cô dâu phải ra mắt trong lễ rước dâu

Lúc này, cô dâu ngồi trong phòng đợi cha mẹ ra mắt dòng họ hai bên và chuẩn bị cho buổi lễ rước dâu. 

6. Trong lễ rước dâu phải làm lễ gia tiên

Cô dâu, chú rể phái thắp nhang lên bàn gia tiên để tiến hành làm lễ gia tiên. Người đàn ông trong gia đình của cô dâu phải là người thắp hương trước và sau đó trao cho cô dâu. Tiếp đến là tục đốt đèn long phụng. “Đèn long phụng” sẽ được phía nhà trai chuẩn bị còn phía nhà gái thì chuẩn bị sẵn hai chân đèn. Sau khi cha mẹ hoặc anh chị của cô dâu thắp hương xong, cô dâu cùng chú rể tiến hành làm lễ khấn tổ tiên sao cho đủ lượt và đủ lễ (tuy nhiên, phong tục cưới ngày nay đã giảm đi những điều này).

7. Trao nhẫn cưới

Cô dâu và chú rể sẽ trao nhẫn cưới trước quan viên hai họ. 

8. Trong lễ rước dâu thì cô dâu chú rể sẽ được nhận quà

Cô dâu cùng chú rể sẽ nhận quả (vàng hay nữ trang) nhưng chủ yếu là cô dâu nhận. Cha mẹ chồng và mẹ đẻ sẽ là người trao cho con gái – con dâu. Tiếp đến sẽ là dòng họ hai bên lên trao quà.

9. Mời trầu cau và rượu

Người rót rượu sẽ là người phù rể trong lễ rước dâu khi đến nghi thức mời rượu. Theo phong tục thì cô dâu sẽ xé cau và xếp trầu. 2 người chủ hôn sẽ được mời trước, sau đó mới đến đấng sinh thành.

10. Tổ chức tiệc họ đàn gái

Ngày nay, tiệc họ nhà gái chỉ được làm đơn giản với bánh, trái cây và nước bởi vì thông thường việc đón dâu đều được “coi giờ lành”, chính vì thế lễ rước chỉ cần ngắn gọn để có thể rước dâu về kịp lúc. 

Bài viết trên sẽ giúp mọi người biết được về “ý nghĩa và trình tự trong thủ tục rước dâu của người Việt”. Hi vọng mọi người sẽ có thêm được cho mình những kiến thức thú vị về đám cưới truyền thống Việt Nam và đạt được sự suôn sẻ trong hành trình kết hôn.

Các tin liên quan